Cho đến nay, vấn đề giáo
dục giới tính đối với người Châu Á vẫn còn là một chủ đề xa lạ và nhạy
cảm. Tuy nhiên nếu không có những định hướng kịp thời và đúng đắn về giáo dục
giới tính, các em sẽ phải gánh chịu những hậu quả khó lường. Vì vậy, người lớn
cần có sự chuẩn bị để bảo vệ con một cách tốt nhất. Giáo dục giới tính cho học sinh THPT như thế nào
là hiệu quả và những lý do vì sao nên giáo dục giới tính sớm cho trẻ, các em
nên chủ động tìm hiểu về vấn đề này như nào?
1. Tình
trạng giáo dục giới tính cho học sinh THPT hiện nay
“Theo khảo sát của Tiến sĩ Trần Thành Nam, trường ĐH Giáo Dục và ĐH Quốc
Gia Hà Nội, có tới 10% học sinh lớp 9, 39% học sinh cấp ba thừa nhận đã từng có
quan hệ tình dục. Trong đó có tới 29,5% học sinh nam không sử dụng bao cao su;
8% nữ sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không khoa học.
Tình trạng quan hệ tình dục ở mức cảnh báo
khi có khoảng 10% học sinh THPT từng quan hệ tình dục trên 3 người, 15% sử dụng
chất kích thích và ma túy ở lần quan hệ gần nhất. Với các số liệu báo cáo khác,
có khoảng 20 học sinh bị quấy rối tình dục học đường và có những trường hợp
quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi. Điều này có thể khiến các em trả
giá đắt và hối hận cả đời. Các em sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bị
xã hội lên án và thậm chí bỏ lỡ cả tương lai… “(Tham khảo bài viết Giáo
dục giới tính cho học sinh THPT của trường iSchool Việt Nam ngày 16/7/2023)
Vậy lý do
nào khiến học sinh lại quan hệ tình dục sớm ở lứa tuổi học đường?
Điều này có rất nhiều nguyên nhân chủ động
và khách quan đã trở thành vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội. Một trong các
nguyên nhân đó là do một phần hệ quả của quá trình bỏ bê sao nhãng, lảng tránh
vấn đề giáo dục giới tính trong thời gian dài.
Trên thực tế, học sinh thời nay thường tò mò và muốn thử cảm giác
lạ sớm hơn lớp người trước do việc dậy thì sớm và đặc biệt là sự tiếp cận thông
tin quá nhiều về tình dục từ Internet. Hơn nữa, tâm lý người châu Á luôn thấy
ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề tình dục. Thầy cô và bố mẹ luôn né tránh
câu hỏi liên quan đến chủ đề này vì cho rằng nó nhạy cảm và riêng tư. Điều này
vô tình tạo một tâm lý tương tự cho các em, khiến các em vừa không có sự hiểu
biết về kiến thức tình dục an toàn, lại vừa không dám chia sẻ và xin giúp đỡ
khi có vấn đề xảy ra.
So với các nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản Indonesia… tình
trạng quan hệ tình dục ở lứa tuổi học đường tại Việt Nam đang ở mức báo động
hơn mặc dù tình trạng quan hệ tình dục ở các nước có sớm hơn so với Việt Nam
nhưng tỷ lệ nạo phá thai lại thấp hơn rất nhiều. Sự khác biệt này là do việc
giáo dục ở các nước trên về tình dục được thực hiện đúng thời điểm và đúng
cách.
Chính những lý do trên sẽ kéo đến nhiều hệ lụy không mong
muốn. trẻ vị thành niên. Các em sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc
sống, gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của bản thân
2. Học sinh THPT Tự Lập đã tìm hiểu
về giáo dục giới tính như thế nào?
Học sinh lớp 11A1 trường THPT Tự Lập dưới
sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Nhâm – Giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học,
phó ban tư vấn học đường; các em học sinh đã cùng xây dựng một chủ đề diễn ra
trong thời gian 90 phút về nội dung: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Được sự hướng dẫn của cô giáo, học sinh trong lớp đã phân tổ và chuẩn bị chuyên
đề trong thời gian 1 tháng, các báo cáo viên như em Phạm Văn Tính, Nguyễn Trí
Hùng, Lê Phan Quỳnh Hương, Phạm Bích Loan … các em đã chọn các chủ đề vô cùng
cần thiết và quan trọng ở lứa tuổi của các em như:
- Em Phạm Văn Tính báo cáo và chia sẻ về nội dung thế nào là một tình bạn,
tình yêu đẹp, ở lứa tuổi học sinh cấp THPT có nên yêu hay chưa? Trong nội dung
em Phạm Văn Tính đã cùng học sinh cả lớp thảo luận về các vấn đề như: Làm thế
nào để xây dựng tình bạn, tình yêu tuổi học trò? Có nên yêu ở tuổi học trò, vì
sao nên yêu và không nên yêu cũng được các bạn thảo luận rất sôi nổi từ đó cùng
đưa ra quan điểm nên xây dựng tình yêu tuổi học trò như thế nào? Phải chăng
cùng duy trì một tình bạn trong sáng, lành mạnh và cùng tập trung vào học hành,
giúp đỡ nhau và cùng học hỏi lẫn nhau để giữ trong nhau những kỉ niệm đáng nhớ.
Ở buổi chuyên đề lại được học
sinh Nguyễn Trí Hùng và Phạm Bích Loan khai thác ở góc độ khác đó là các bệnh
lây qua đường tình dục. Các em trên cơ sở thảo luận cùng cả lớp đã liệt kê ra
rất nhiều các loại bệnh lây qua đường tình dục như: bệnh lậu, giang mai, sùi
mào gà, bệnh giận mu, HIV – AIDS… Với
từng loại bệnh các em đã đưa ra thông tin về bệnh, khái niệm và những hình ảnh
nhận biết được bệnh; các triệu chứng của từng bệnh; nguyên nhân gây ra bệnh và
các con đường lây nhiễm từ đó cùng phân tích để đưa ra cách phòng chống bệnh
hiệu quả các bệnh lây qua đường tình dục.
(Học sinh thực hiện chuyên đề giáo dục SKSS VTN tại lớp 11A1)
(Học sinh thực hiện chuyên đề giáo dục SKSS VTN tại
lớp 11A1)
Học sinh Lê Phan Quỳnh Hương
lại như một chuyên gia trong lĩnh vực: Các biện pháp phòng tránh thai. Với cách
đặt vấn đề ban đầu em đưa thực trạng của nạn nạo phá thai mang tới những hậu
quả rất nghiêm trọng làm học sinh cả lớp thực sự phải để tâm. Quỳnh Hương đã
đưa ra các nguyên nhân từ đâu giới trẻ ngày nay bao biện cho hành động nạo phá
thai sớm ( từ bản thân, gia đình, xã hội..?). Việc nạo phá thai sớm đã ảnh
hưởng đến sức khỏe tâm lý, lương tâm cũng như luân lý như nào. Từ đó em đưa ra slogan
cho giới trẻ là “Hãy hiểu đúng để không lo sợ” .
Bên cạnh việc phân tích cho các bạn hiểu rõ về quá trình thụ tinh và thụ
thai Quỳnh Hương đã lần lượt đưa ra các biện pháp phòng tránh thai như: biện
pháp dùng thuốc tránh thai hằng ngày thuốc tránh thai khẩn cấp; tiêm thuốc
tránh thai; miếng dán tránh thai; cấy que tránh thai; biện pháp đặt vòng; thắt
ống dẫn tinh dẫn trứng; biện pháp xuất tinh ngoài; tính ngày rụng trứng… Trong
các biện pháp được nhấn mạnh việc sử
dụng dùng bao cao su để phòng tránh thai là biện pháp duy nhất có tác dụng kép
vì ngoài khả năng tránh thai nó còn có tác dụng phòng chống các bệnh lây qua
đường tình dục.
Các em đã rất sôi nổi thảo luận, phân tích ưu điểm và nhược điểm của
từng biện pháp và quan điểm không quan hệ trước hôn nhân được các em rất đồng
tình. Mặc dù buổi chuyên đề có rất nhiều ý kiến trái chiều, dưới sự dẫn dắt và
định hướng của cô giáo Nguyễn Thị Nhâm các em cũng đã cùng đi đến một thống
nhất về quan điểm xây dựng tình bạn tình yêu đẹp, hiểu rõ được mối nguy hại nếu
quan hệ tình dục bừa bãi không hiểu biết từ đó có rất nhiều kiến thức bổ ích về
giới tính, các cách phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục và các biện
pháp phòng tránh thai. Trong thời gian tới nội dung chuyên đề sẽ được các em
cùng trao đổi và thảo luận với học sinh toàn trường.
(Học sinh thực hiện chuyên đề giáo dục SKSS VTN tại lớp 11A1)
Trong buổi chuyên đề học sinh cả lớp đã tham gia thảo luận rất nhiệt
tình sôi nổi các em đã đưa ra những ý kiến của mình trong đó có những ý kiến
trái chiều nhau nhưng cuối cùng đã đi đến được trường thống nhất đặc biệt các
em đã ý thức được về việc xây dựng một tình bạn đẹp khi đang ngồi trên ghế nhà
trường thấy được tác hại nghiêm trọng của cái của việc quan hệ tình dục không
an toàn và những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi nạo phá thai.
Học sinh cũng có những kiến thức nhất định về đặc điểm giải phẫu
chức năng của các bộ phận sinh dục hiểu rõ về những hiểu biết ở độ tuổi dậy thì
và cách vệ sinh vùng kín trong những ngày đèn đỏ đặc biệt là các kiến thức liên
quan đến sinh sản và những biện pháp phòng tránh thai hiệu quả an toàn bên cạnh
đó là các bệnh liên quan đến tình dục sẽ mang lại những tổn hại về mặt sức khỏe
như thế nào?
Nhà trường Trung học phổ thông Tự Lập bên cạnh việc chú trọng giáo
dục văn hóa đạo đức và phát triển toàn diện cho học sinh thì nhà trường cũng rất
quan tâm đến việc giáo dục các kỹ năng sống, các hiểu biết xã hội và đặc biệt vấn
đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên để cho các em học sinh để có những
kiến thức toàn diện giúp các em không phải gánh chịu những hậu quả khó lường và
vững vàng hành trang khi bước vào tương lai.
Các em học sinh THPT Tự Lập đừng xấu hổ vì không biết, chỉ xấu hổ
khi không học. Khi các em cần sự giúp đỡ hay ham học hỏi thầy cô sẽ luôn ở bên
định hướng, dạy dỗ và giúp các em tìm đến chân trời tri thức. Sống đẹp, sống có ích là những giá trị mà nhà
trường hướng tới; giáo dục làm người là mục tiêu số 1 của nhà trường.